Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

HỌC TRUNG CẤP TIẾNG HÀN CẤP BẰNG CHÍNH QUY NĂM HỌC 2015 - 2016 (Tương đương Topic 2,3) - TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG NGHỆ BÁCH KHOA HÀ NỘI

(có lớp buổi tối, thứ 7 - chủ nhật) 
DUY NHẤT TẠI HÀ NỘI 
(Hệ văn bằng 2 với SV trung cấp,cao đẳng, đại học năm 1,2,3)
1. Ngành đào tạo: tiếng Hàn
2. Đối tượng: Xét học bạ ( không thi )
- Tốt nghiệp THPT, BTVH : Hệ 2 năm
- Hết 12 (chưa tốt nghiệp) : Hệ 2 năm 3 tháng
- Tốt nghiệp THCS : Hệ 3 năm
- 1 bộ hồ sơ HSSV
Cấp bằng : Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy ngành Tiếng Hàn
Lưu ý: Đối với người đã có bằng trung cấp, Cao đẳng, Đại học chỉ phải học 1 năm được cấp bằng trung cấp chính quy ( có giá trị như bằng trung cấp chính quy 2 năm)
3. Hồ sơ tuyển sinh
- Học bạ (photo công chứng).
- Bằng Tốt nghiệp (photo) hoặc Giấy CNTN.
- Ảnh 4x6: 02 cái
- Bản sao Giấy khai sinh.
Chú ý:
- Nhà trường có 200 chỗ ở KTX cho sinh viên .
HỒ SƠ GỬI VỀ TRƯỜNG HOẶC THÔNG QUA ĐƯỜNG BƯU ĐIỆN
Liên hệ: Phòng B105 - Phòng công tác học sinh , sinh viên
SDT: 01675.632.015 - 0432123479
Email: phongcongtachssv.bkhn@gmail.com
TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG NGHỆ BÁCH KHOA HÀ NỘI
Số 5 đường Mỹ Đình phường Mỹ Đình 2 quận Nam Từ Liêm TP Hà Nội ( cách bến xe Mỹ Đình 300m )

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Đăng Ký Trực Tuyến

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

Hangeul _BẢNG CHỮ CÁI TIẾNG HÀN

Chúng ta cùng tìm hiểu về Hangeul (BẢNG CHỮ CÁI TIẾNG HÀN) nha. 

--
Hangeul là bảng chữ cái độc đáo của Hàn Quốc
Hệ thống chữ viết khoa học nhất trên thế giới
Hangeul được công nhận là một trong những hệ thống chữ viết khoa học nhất trên thế giới. Các nguyên âm và phụ âm dễ phân biệt, cách viết rất gọn và đặc biệt, các phụ âm chỉ vị trí của miệng, môi và lưỡi.
Nguồn gốc
Bảng chữ cái tiếng Hàn được vua Sejong phát minh vào năm 1443 và được đưa vào sử dụng vào năm 1446 với tên gọi ban đầu là Hunmin Jeong-eum (Huấn dân chính âm; 訓民正音), có ý nghĩa là “Chính âm để trị dân”. Hangeul bao gồm 11 nguyên âm và 17 phụ âm. Cũng như các ngôn ngữ khác, âm tiết tiếng Hàn được tạo nên bởi sự kết hợp giữa các nguyên âm và phụ âm và được viết theo thứ tự từ trái sang phải và từ trên xuống dưới.
Quốc ngữ
Mặc dù Hunmin Jeong-eum đã ra đời nhưng các văn bản chính thức ghi chép bằng chữ Hán. Hangeul chính thức được sử dụng để ghi chép văn bản kể từ tháng 11 năm 1894, 450 năm sau khi được phát minh.
Hangeul hiện đại

Tên Hangeul do nhà nghiên cứu tiếng Hàn Ju Si-kyung tạo ra và được sử dụng từ năm 1913. Hangeul có nghĩa là bảng chữ cái của nước Hàn Quốc là chữ cái lớn nhất và tốt nhất trên thế giới, đúng như ý nghĩa của Hunmin Jeong-eum. Vào năm 1933, Hangeul được rút gọn xuống còn 10 nguyên âm và 14 phụ âm.
Hiện nay, Hangeul được cấu thành bởi 40 ký tự gồm 21 nguyên âm và 19 phụ âm. (xem hình)
Cấu trúc
Âm tiết tiếng Hàn được tạo nên bởi sự kết hợp giữa các nguyên âm và phụ âm và được viết theo thứ tự từ trái sang phải và từ trên xuống dưới.
14 phụ âm đơn: ㄱㄴㄷㄹㅁㅂㅅㅇㅈㅊㅋㅌㅍㅎ.
5 phụ âm kép: ㄲㄸㅃㅆㅉ.
11 phức từ phụ âm: ㄳㄵㄶㄺㄻㄼㄽㄾㄿㅀㅄ (pattrim đôi)
6 nguyên âm đơn: ㅏㅓㅗㅜㅡㅣ
4 nguyên âm đơn ngạc hóa bằng y: ㅑㅕㅛㅠ
11 nguyên âm đôi: ㅐㅒㅔㅖㅘㅙㅚㅝㅞㅟㅢ
Đặc điểm
Hangeul có thể kết hợp thành vô vàn các nhóm âm tiết. Bảng chữ cái này hết sức đơn giản, có hệ thống và dễ hiểu.

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Phân biệt 1 số từ đồng nghĩa.

Phân biệt 1 số từ đồng nghĩa.
1. 돈을 잃다: mất tiền => ( dùng khi mình bị mất tiền vì chơi game hoặc chơi bài bạc )
2. 돈을 잃어버리다: mất tiền => ( dùng khi mình bị mất tiền ở đâu đó mà mình không biết hoặc bị ai đó lấy mất )
3. 돈은 잊어버니다: quên mất tiền => (mình vô tình để quên tiền không mang theo nhưng mình vẫn biết mình để quên ở đâu )
4. 마지막 : cuối cùng => ( nói khi cái đó là cái cuối cùng theo thứ tự, ví dụ như 1 2 3 4 thì 4 ở đây là 마지막)
5. 드디어: cuối cùng => ( dùng khi mình chờ đợi việc gì đó mà cuối cùng cũng đến, dùng khi nói về đợi chờ những việc tốt, như chờ đến ngày sinh nhật, chờ ngày nhận kết quả thi )
6. 결국: kết cục => ( dùng khi mình nói dối ai đó và về sau bị phát hiện, hầu như dùng để nói về 1 kết cục không tốt cho lắm, trong việc tốt vẫn nói được nhưng ít khi sử dụng ) - 어머님께 거짓말을 했는데, 결국 어머나가 아셨어요. ( Tôi đã nói dối mẹ nhưng kết cục mẹ đã biết )
7. 고르다 : chọn => ( dùng khi lựa chọn cái gì đó mà không cần phải suy nghĩ nhiều )
8. 선택하다 : lựa chọn => ( dùng khi lựa chọn cái gì đó cần có chút thời gian để suy nghĩ ) 9. 긴장하다 : hồi hộp => ( đợi kết quả thi, hay chuẩn bị phỏng vấn có chút lo lắng và hồi hộp )
10. 스릴 : hồi hộp, lo lắng => ( dùng khi mình chuẩn bị chơi trò chơi cảm giác mạnh, mình thấy căng thẳng, hồi hộp, lo sợ ) - 나는 번지점프를 할 때
스릴을 느껴요. ( khi tôi chơi trò nhảy số tôi cảm thấy hồi hộp ) => 번지점프하다: là trò buộc dây vào cổ chân và nhảy từ trên cao nhảy xuống phía dưới là nước nhưng không chạm tới nước vào sau đó được kéo lên )
Nguồn: Tiếng Hàn giao tiếp

KINH NGHIỆM SĂN HỌC BỔNG DU HỌC HÀN QUỐC

Hàn Quốc đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với học sinh sinh viên Việt Nam. Học bổng du học có lẽ đã không còn là cụm từ xa lạ với mỗi học sinh sinh viên hiện nay. Đó là niềm ao ước của không biết bao nhiêu bạn trẻ năng động và ham học hỏi. Và để đặt chân tới niềm ao ước ấy có lẽ là cả một quá trình tích lũy, cố gắng lâu dài và có kế hoạch cụ thể.


Cũng như các nước khác, mỗi một chương Trình Học Bổng ở Hàn Quốc cũng đều có những yêu cầu khác nhau, mà ứng cử viên phải đáp ứng và thỏa mãn những điều kiện đó mới có cơ hội thành công. Ở Hàn Quốc có rất nhiều loại học bổng và nguồn học bổng thường là do các trường, các tổ chức và chính phủ Hàn Quốc cấp. Thông thường các trường đại học khi cấp học bổng không đặt ra yêu cầu đối tượng ứng viên và những cam kết sau khi hoàn tất quá trình học tập. Nhưng với các chương trình học bổng của chính phủ hoặc của các tổ chức, ứng viên phải đáp ứng những yêu cầu về độ tuổi và kinh nghiệm làm việc, sau khi ra trường phải cam kết phục vụ trong lĩnh vực nào đó theo thời gian nhất định. Trước khi xin học bổng, các ứng viên cần tìm hiểu rõ hệ thống giáo dục từng trường và các chương trình đào tạo, cũng như những ngành nghề ưu tiên hay thế mạnh của họ. Hầu hết việc nộp hồ sơ xin học bổng từ chương trình của các tổ chức và chính phủ hoàn toàn miễn phí, trừ chi phí gửi hồ sơ qua bưu điện.
Ngoài ra, ở các trường đại học, mỗi giáo sư thường có các phòng nghiên cứu của riêng mình, và họ cũng cấp học bổng để tìm kiếm những sinh viên chăm chỉ, xuất sắc học tập và làm việc không những ở trường mà còn ngay tại phòng thí nghiệm của mình. Học bổng này được gọi là Học bổng Phòng thí nghiệm / Học bổng giáo sư. Sau khi bạn đã được giới thiệu bởi 1 người có quen biết với giáo sư, hoặc khi đã tự tìm được giáo sư thích hợp với chuyên môn của mình, bạn có thể tiến hành bước chuẩn bị hồ sơ để gửi đi. Hãy gửi hồ sơ của bạn trực tiếp tới giáo sư bằng email trước, sau đó hãy gửi bằng đường bưu điện sau. Thường xuyên liên lạc với giáo sư bằng email để biết kết quả. Các giáo sư Hàn Quốc rất lịch sự, trong trường hợp giáo sư không có ý định cấp học bổng, họ sẵn sàng giới thiệu hồ sơ của bạn cho những giáo sư khác có như cầu. Hãy gọi các giáo sư Hàn Quốc bằng Sir, và trên tiêu đề của email bạn nên ghi rõ là thư xin học bổng, bạn sẽ luôn được trả lời.
Dưới đây là tổng hợp những kinh nghiệm săn học bổng Hàn Quốc từ nhiều nguồn khác nhau.

I. Những vấn đề mà bạn phải có sự chuẩn bị lâu dài:

1. Điểm GPA:

Tùy theo mỗi chương trình học bổng mà họ yêu cầu ứng viên phải có điểm Trung bình toàn khóa (Grade Point Average – GPA) khác nhau. Thông thường bạn nên có điểm trung bình toàn khóa trên 8.0 (theo hệ thống tính điểm cũ ở Việt Nam), điều này đặc biệt quan trọng với các bạn có ý định xin học bổng đại học. Vì các bạn chưa hoặc ít có cơ hội tham gia nghiên cứu khoa học. Với những người muốn xin học bổng thạc sỹ hoặc tiến sỹ thì GPA có thể thấp hơn nếu như có công trình nghiên cứu chất lượng (Có tên trên các bài báo đăng trên tạp chí quốc tế uy tín).

2. Nghiên cứu khoa học:

Đây là cơ hội để bạn làm quen với công việc nghiên cứu. Tùy theo đặc thù từng lĩnh vực mà bạn sẽ làm quen và học được các kinh nghiệm, kỹ thuật khác nhau, những thứ rất có ích trong sơ yếu lí lịch (CV) của bạn khi xin học bổng.
Việc bạn tham gia nghiên cứu khoa học sẽ giúp bạn tìm được những người bạn cùng chí hướng, làm quen với giáo sư, nâng cao cơ hội tìm học bổng. Và như các bạn đã biết, trong hồ sơ xin học bổng của bạn thường phải có thư giới thiệu, thư giới thiệu của những giáo sư đóng vai trò quan trọng trong hồ sơ xin học bổng của bạn.

3. Kỹ năng ngoại ngữ:

Ngoại ngữ cũng là một phần rất quan trọng trong hồ sơ xin học bổng của bạn. Bạn có ngoại ngữ sẽ là một ưu thế trong quá trình apply học bổng, khi hồ sơ giữa các bạn có sự tương đồng thì ngoại ngữ cũng là một trong những yếu tố để họ lựa chọn bạn. Hoặc ngoại ngữ cũng là một phần giúp bạn nhận được những ưu ái lớn(như Học bổng chính phủ Hàn Quốc, nếu bạn có TOPIK cấp 5 hoặc cấp 6, bạn sẽ được miễn học tiếng 1 năm đầu và được cấp thêm 100.000 KRW/tháng ngoài những trợ cấp đã có.
Hiện nay, ở Hàn Quốc thường chấp nhận hai thứ tiếng là tiếng Anh hoặc tiếng Hàn làm ngôn ngữ học tập. Với tiếng Anh, Hàn Quốc thường chấp nhận các chứng chỉ TOEFLIELTS. Phần lớn các chương trình học bổng đòi hỏi ứng cử viên của họ phải có IELTS lớn hơn 6.0 tương đương với TOEFL 79 hoặc 80. Một số trường cũng chấp nhận chứng chỉ TOEIC > 650. Còn với tiếng Hàn, các bạn cần phải có chứng chỉTOPIK từ cấp 3 trở lên. Giỏi tiếng Hàn là một lợi thế vô cùng lớn khi bước chân đến Hàn Quốc. Từ những việc nhỏ nhất như đón xe bus, taxi hay đi ăn uống cũng vậy. Không phải người Hàn nào cũng biết và giao tiếp được tiếng Anh, nên bạn sẽ rất dễ lúng túng và nhiều khó khăn khi họ không thể hiểu bạn nói gì và bạn không diễn đạt điều mình muốn. Thậm chí bạn có thể gọi món trong tâm trạng rất lo lắng không biết món mình gọi sẽ như thế nào? (Thường menu ở Hàn không có tiếng Anh). Quan trọng nhất là có TOPIKcàng cao thì cơ hội xin học bỗng càng dễ.

4. Tham gia các hoạt động ngoại khóa:

Việc tham gia vào các tổ chức tình nguyện trong nước quốc tế, các tổ chức phi chỉnh phủ, hoặc một khóa đạo tạo ngắn hạn quốc tế tổ chức ở Việt Nam về lĩnh vực bạn có ý định xin học bổng hoặc tham gia vào các hoạt động đoàn thể ở trường, lớp… cũng góp phần làm đẹp CV của bạn và làm hồ sơ xin học bổng của bạn có trọng lượng hơn.

5. Chuẩn bị một bộ hồ sơ xin học bổng hoàn chỉnh:

Trong thời gian cố gắng học tập trên lớp, chuẩn bị ngoại ngữ và các hoạt động ngoại khóa khác, bạn nên tìm hiểu và làm một bộ hồ sơ xin học bổng hoàn chỉnh. Có thể bạn chưa biết hoặc chưa tìm được chương trình học bổng cụ thể nào phù hợp với bạn và yêu cầu của chương trình đó như thế nào. Nhưng bạn cũng nên chuẩn bị trước cho mình một bộ hồ sơ tương đối, nhìn chung phần lớn các chương trình học bổng đều yêu cầu các giấy tờ sau:
– Bằng cấp, bảng điểm. Bạn nên đi đến các trung tâm dịch thuật công chứng để nhờ họ dịch và công chứng sang tiếng Anh. (Nếu bạn có xếp hạng đáng mơ ước (bạn cao tầm <=10%, tốt nhất là <=5%), đừng chần chừ, hãy làm một bảng xếp hạng và đính kèm ngay trong hồ sơ của bạn để nó trông “hoành tráng” hơn. Còn nếu xếp hạng của bạn dưới mức này thì bạn không nên nộp, sẽ chỉ khiến cho hồ sơ của bạn thêm phần “nhợt nhạt” mà thôi.)
– Chứng chỉ tiếng anh (TOEFL hoặc IELTS).
– Sơ yếu lí lịch (CV). Cái này bạn có thể tự thiết kế thật khoa học và bắt mắt. Một số chương trình học bổng đòi hỏi bạn làm CV theo mẫu của họ, tuy nhiên nếu bạn đã có CV tự thiết kế thì việc copy và paste sang mẫu CV của họ cũng rất nhanh.
– Tuyên bố cá nhân (Personal Statement hoặc Statement of Purpose). Đặc biệt quan trọng với những bạn có ý đinh xin học bổng Đại học và phổ thông vì bạn chưa có kinh nghiệm nghiên cứu.
– Kế hoạch học tập (Study Plan hoặc Research Proposal). Cái này quan trọng với những người xin học bổng Thạc sỹ và Tiến sỹ.
– Thư giới thiệu. Thường thì các chương trình học bổng yêu cầu 2-3 thư giới thiệu từ những giáo sư cũ, thầy giáo cũ, giám đốc của bạn, người hướng dẫn tốt nghiệp… Bạn nên viết trước rồi nhờ họ xem lại và ký, và có dấu nữa thì càng tốt.
Ngoài ra tùy từng chương trình học bổng mà họ có thể đòi hỏi những giấy tờ khác như Giấy khai sinh, Hộ khẩu… cũng phải dịch sang tiếng Anh và công chứng. Bạn nên scan bộ hồ sơ này vì rất nhiều chương trình học bổng bạn có thể ứng cử online. Và việc ứng cử online sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản không nhỏ.

6. Tìm học bổng:

Sau khi đã trang bị cho mình những yếu tố cần thiết, nếu bạn cảm thấy mình đã sẵn sàng để apply một học bổng nào đó, hãy bắt tay ngay vào việc tìm kiếm học bổng phù hợp với hồ sơ của mình.
Có rất nhiều cách để tìm kiếm học bổng nhưng phổ biến hiện nay là tìm học bổng trên Internet. Đây thực sự là nguồn thông tin hữu ích cho các bạn. Tuy nhiên, cần thận trọng vì cũng có những thông tin về một số dấu hiệu lừa đảo: yêu cầu trả lệ phí cho việc đăng ký tìm kiếm những thông tin học bổng; thông báo bạn nhận được học bổng trong khi bạn chưa bao giờ nộp hồ sơ; email thông báo bạn nhận được học bổng nhưng phải trả một khoản tiền nào đó; yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân chi tiết như thẻ ngân hàng, hộ chiếu…; học bổng “chỉ dành cho bạn” (nhà cung cấp học bổng hợp pháp luôn dành cơ hội cho mọi ứng viên); chương trình giải thưởng hay rút thăm trúng thưởng yêu cầu thông tin cá nhân, cam kết bạn sẽ được nhận học bổng nếu đăng ký nộp hồ sơ…
Nếu các bạn không quá u mê thì đều có thể nhận ra rằng đã gọi là học bổng mà lại còn mất tiền này tiền kia thì đâu còn là học bổng nữa? Hãy tỉnh táo để tránh tiền mất mà học bổng chẳng thấy đâu.

II. Những vấn đề khiến hồ sơ của bạn bị loại:

1. Lỗi không đáp ứng về thời gian:
Tất cả các chương trình học bổng đều sẽ có một thời hạn quy định cho các ứng viên. Nếu ứng viên không gửi hồ sơ đăng ký của mình đến tay nhà trường hay tổ chức nhận hồ sơ đúng hạn, thì hồ sơ của bạn sẽ bị loại ngay lập tức, cho dù thành tích của bạn có cao đến mức nào. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đã gừi hồ sơ đi sớm nhất có thể, ít nhất là trước khi kết thúc chương trình.
2. Kết quả học tập chưa đạt yêu cầu:
Vấn đề điểm số luôn là một phần rất quan trọng trong hồ sơ xin học bổng của bạn. Mỗi chương trình học bổng lại có những quy định khác nhau về điểm số, những học bổng có tính cạnh tranh càng cao thì yêu cầu về điểm số lại càng cao. Thậm chí, nhiều hình thức học bổng chỉ nhận hồ sơ của những người có điểm giỏi hoặc suất sắc. Hãy cố gắng đảm bảo điểm GPA của mình ở mức độ “an toàn”, để nâng cao cơ hội nhận được học bổng cho bản thân.
3. Bài luận hạn chế:
Một bài luận hay sẽ là cứu cánh cho tất cả những bộ hồ sơ xin du học. Tuy nhiên, nếu bài luận đó thiếu ý tưởng, câu chữ sắp xếp lộn xộn, ý tứ không rõ ràng, thiếu liên kết và thiếu định hướng… thì cũng không thể qua nổi con mắt của những người xét tuyển, dù họ chỉ đọc trong ít phút.Và dĩ nhiên, hồ sơ của bạn sẽ bị loại.
4. Thông tin sai lệch:
Trong hầu hết các hồ sơ, các trường luôn tìm cách để chứng thực các thông tin trong hồ sơ của bạn. Nếu bạn “khai man” bất cứ thông tin nào, dù chỉ là những thông tin ngoài lề, không liên quan đến chương trình học, hồ sơ của bạn cũng bị loại ngay lập tức. Vì thế, bạn cần phải đảm bảo tính xác thực trong mỗi câu chữ ở hồ sơ của bạn nhé.
5. Bộ hồ sơ cẩu thả:
Một bộ hồ sơ nhàu nhĩ, bị dính bẩn, trình bày lộn xộn, chữ viết sai chính tả… sẽ làm cho người xét tuyển cảm thấy không được tôn trọng. Thậm chí, ngay từ bộ hồ sơ của bạn, họ có thể đánh giá được ngay con người của bạn. Và tất nhiên là hồ sơ của bạn cũng không thể được đi tiếp vào vòng trong.
6. Thiếu hoạt động ngoại khóa:
Nếu bạn không tham gia bất cứ hoạt động ngoại khóa, tình nguyện hay các hình thức sinh hoạt tập thể nào, bạn dễ dàng bị loại ra khỏi vòng sơ tuyển hồ sơ. Vì đó là một kênh quan trọng để kiểm tra khả năng học hỏi, giao tiếp, khả năng lãnh đạo, làm việc nhóm và các tiềm năng khác của bạn.
Những kinh nghiệm trên đây hy vọng sẽ giúp ích được phần nào cho các bạn có mong muốn, nguyện vong tìm kiếm học bổng đi đúng con đường. Chúc các bạn thành công!


(Nguồn: Tổng hợp)

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

“안녕하세요” và văn hóa chào hỏi của người Hàn Quốc.

“안녕하세요” và văn hóa chào hỏi của người Hàn Quốc.
Người Việt ta có câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Lời chào thể hiện tình cảm, sự quan tâm giữa các thành viên cùng sinh sống trong một cộng đồng. Văn hóa chào hỏi của tất cả các quốc gia trên thế giới tuy được biểu hiện qua các hình thức, ngôn ngữ khác nhau nhưng luôn chứng minh bản năng sinh tồn “một cách có văn hóa” của loài người: con người luôn tìm cách “thêm bạn, bớt thù” và lời chào chính là dấu hiệu để đón nhận cá nhân mới vào chung một cộng đồng.
Loài người thể hiện lời chào không chỉ bằng lời nói mà còn bằng điệu bộ, phong cách, cử chỉ. Bởi thế, văn hóa chào hỏi còn phản ánh phong cách con người, thuần phong mĩ tục của địa phương và dân tộc. Ở nước Anh – xứ sở sương mù, thời tiết luôn được bao phủ bởi lớp sương mù âm u nên những ngày nắng ấm luôn luôn được mong mỏi. Bởi thế, người Anh mới ghép từ Good (tốt) vào trước các danh từ Morning, Afternoon, Evening để hình thành câu chào. Đối với người Việt Nam, câu chào (Chào bác ạ!) còn có thể được chuyển thành câu hỏi (Anh, chị đi đâu đấy?) hoặc câu mời (Mời bác xơi cơm ạ!). Đi kèm với lời nói, người dưới khi chào người trên thường phải lễ phép, khoanh tay trước ngực để thể hiện sự kính trọng…
Trên thế giới, dân tộc cầu kì và cọi trọng lời chào nhất là Nhật Bản. Ngoài câu chào “오지기” (Ochigi) phổ biến mà chúng ta đều biết thì người Nhật tùy theo từng ngữ cảnh: khi gặp lần đầu tiên, khi chia tay, khi cảm ơn hoặc xin lỗi… lại có các cách thể hiện lời chào khác nhau. Đặc biệt, lời chào của người Nhật luôn nhất thiết phải đi cùng với nụ cười và động tác gập lưng, cúi đầu. Nếu để đối phương, nhất là người lớn tuổi cúi đầu trước sẽ là thất lễ.
Lời chào bằng tiếng Hàn “안녕하세요” ngày nay đã được cả thế giới biết đến. Nhưng hiếm có ai biết, lời chào này lại chứa đựng trong nó lịch sử đau thương của cả một dân tộc. Trải qua chiến tranh loạn lạc và sự thiếu thốn triền miên, con người ta trong một đêm có thể ra đi bất cứ lúc nào bởi lưỡi dao loạn lạc hay đơn giản chết vì cái đói. Vì thế, cứ buổi sáng tỉnh dậy, người Hàn Quốc lại dùng câu hỏi thay cho câu chào “밤새 안녕하셨습니까?”, “안녕히 주무셨습니까?” (Đêm qua ông, bác, anh… ngủ có được bình an không ạ?). Từ “안녕” tiếng Hán (安寧) mang nghĩa là “an ninh” tức, trạng thái an toàn, không lo lắng, sợ hãi. Như vậy, đối với người Hàn Quốc, niềm hạnh phúc lớn nhất chính là trạng thái an toàn, bình an vô sự.
Trong xã hội Hàn Quốc, ta thấy phổ biến nhất là cách nói “안녕하세요”. (Có thể dịch là “Xin chào” trong tiếng Việt, hoặc “Hello” trong tiếng Anh). Từ cách nói này, có thể hỏi thăm người đối diện bằng các biểu hiện như: 안녕하신지요? 편안하신지요? (Ông/bà/bác… có được khỏe mạnh, bình an không?). Vì tiếng Hàn có đặc điểm hay lược bỏ chủ ngữ nên ta phải dựa vào từng ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp để thay đại từ nhân xưng cho phù hợp.
Không chỉ thế, khi chủ thể – người nói – ở trạng thái “tĩnh” (ở lại) muốn chào đối phương ở trạng thái “động” (đi) sẽ nói: “안녕히 가세요” (Chúc ông/bà/bác… lên đường bình an). Còn khi chủ thể ở trạng thái “động” (đi) muốn chào đối phương ở trạng thái “tĩnh” (ở lại) sẽ nói: “안녕히 계세요” (Chúc ông/bà/bác…ở lại mạnh giỏi). Đối với bạn bè hoặc người nhỏ tuổi, ta có thể thay đổi cách chào cho thân mật, gần gũi hơn như: 친구야, 안녕 (Chào bạn) / 안녕, 또 만나자 (Chào nhé! Lần sau mình lại gặp nhau).
Trong khi chào hỏi, người Hàn Quốc còn hay dùng từ 안부 (安否, an phủ) với nghĩa “lời hỏi thăm xem đối phương có được bình an hay không”.
Ví dụ:
안부 전화.
Điện thoại hỏi thăm.
안부 편지.
Thư thăm hỏi.
안부를 묻다.
Hỏi thăm tình hình sức khỏe, công việc, cuộc sống nói chung.
아버님께 안부를 전해 주십시오.
Cho tôi gửi lời hỏi thăm tới cha bạn.
멀리 떠나 있는 사람의 안부가 궁금해진다.
Lo lắng cho tình hình của người đi xa.
Văn hóa chào hỏi của người Hàn Quốc tuy không cầu kì như người Nhật nhưng ta cũng dễ dàng nhận thấy người Hàn Quốc rất chú trọng đến thái độ và cử chỉ khi chào hỏi. Cũng giống như người Nhật, nụ cười và động tác gập lưng không thể thiếu trong văn hóa chào hỏi ở Hàn Quốc. Do sự thâm nhập của văn hóa phương Tây và sự phát triển của xã hội hiện đại mà ngày nay người ta có thể thay động tác gập lưng bằng cái cúi đầu nhẹ. Tuy nhiên, ở những trường hợp đặc biệt trang trọng hoặc muốn thể hiện sự kính trọng với người cao tuổi, người có chức vụ cao trong xã hội thì động tác gập lựng vẫn đặc biệt được coi trọng.
Tại Hàn Quốc, bài học đầu tiên của các nhân viên của các phòng Tiếp dân, các loại hình dịch vụ là học về cách chào khách hàng. Mỗi một nhân viên đều được đào tạo về ngữ điệu, phong thái, động tác, cử chỉ (gập lưng bao nhiêu độ là vừa phải, trong thời gian bao lâu…) một cách chi tiết và tỉ mỉ. Chúng ta có thể thấy rõ điều này khi đến bất cứ một siêu thị, ngân hàng hay cơ quan tiếp dân nào tại Hàn Quốc.
Nền kinh tế “phát triển thần kì” của Hàn Quốc không chỉ đặt mấu chốt ở chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà còn nằm ở “미소 전력” – chiến lược nụ cười. Nụ cười và thái độ lịch sự, thân thiện trong văn hóa chào hỏi không chỉ thể hiện sự tôn trọng, tình đoàn kết cộng động mà còn góp phần xây dựng hình ảnh một đất nước Hàn Quốc: Hiện đại, văn minh và chuyên nghiệp.

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Danh sách các học bổng toàn phần du học Hàn Quốc 2015 - Bộ Giáo Dục và Đào Tạo

Danh sách các học bổng toàn phần du học Hàn Quốc 2015 - Bộ Giáo Dục và Đào Tạo

Căn cứ Bản thỏa thuận giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Hàn Quốc về Chương trình đào tạo nhân tài toàn cầu, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo chi tiết tuyển sinh đi học đại học tại Hàn Quốc năm 2015 trong khuôn khổ Chương trình đào tạo nhân tài toàn cầu như sau:
1. Số lượng và chế độ học bổng

Chương trình đào tạo nhân tài toàn cầu cấp 10 học bổng toàn phần năm 2015 cho ứng viên Việt Nam. Chỉ tiêu được phân bổ cho 05 trường đại học tại Hàn Quốc (mỗi trường 02 chỉ tiêu) cụ thể như sau:
– Trường Đại học Kyung Sung: Tuyển sinh tất cả các khoa (trừ khoa Dược, khoa Giáo dục);
– Trường Đại học Dong A: Tuyển sinh tất cả các khoa;
– Trường Đại học Dong Eui: Tuyển sinh tất cả các khoa (trừ những khoa thuộc lĩnh vực Y tế bảo vệ sức khỏe);
– Trường Đại học Ngoại ngữ Busan: Tuyển sinh tất cả các khoa (trừ những khoa thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên và công nghiệp);
– Trường Đại học Silla: Tuyển sinh tất cả các khoa (trừ khoa Y tá, Vật lý trị liệu, khoa Vệ sinh nha khoa).
Ứng viên trúng tuyển được hỗ trợ ký túc xá và toàn bộ học phí, sinh hoạt phí, thực tập, tiền vé máy bay một lượt đi và một lượt về cho khóa học đại học 04 năm tại Hàn Quốc (dự kiến nhập học trong quý I năm 2015).
Sinh viên tốt nghiệp sẽ được ưu tiên xem xét tuyển dụng làm nhân viên của Ngân hàng Busan tại TP Hồ Chí Minh (trong trường hợp văn phòng đại diện Hồ Chí Minh được chuyển đổi thành chi nhánh).
Sinh viên không hoàn thành khóa học để tốt nghiệp phải hoàn trả lại toàn bộ kinh phí đã được phía Hàn Quốc đài thọ.